Trên thực tế thì có rất nhiều cách xử lý bùn thải bia nhanh chóng, nhưng các phương pháp dưới đây sẽ là các cách thức xử lý bùn thải chuyên nghiệp. Các công ty về lĩnh vực bảo vệ môi trường thông thường sẽ áp dụng những cách thức thực hiện này.
Không những cung cấp cho bạn những phương pháp xử lý hiệu quả, mà bài viết này còn trau dồi thêm kiến thức cơ bản về khái niệm bùn thải bia là gì ?.
Bùn thải bia phát sinh từ nhà máy sản xuất bia
Bùn thải bia gồm nhiều chất hữu cơ có giá trị dinh dưỡng rất cao mà những thành phần phân hữu cơ thông thường không hề có. Mặt khác, nếu bùn thải bia được thải trực tiếp vào đất mà không qua xử lý thì điều này sẽ làm xuất hiện hiện tượng mất oxy trong đất, gây hại đến hệ vi sinh vật và hệ sinh thái của trái đất có sẵn, không những thế chúng còn lan truyền mầm bệnh, vi sinh vật có hại ra môi trường.
Chính vì thế, hiểu được điều đó các công ty xử bùn thải đã và đang trang bị nhiều biện pháp xử lý bùn thải bia như sử dụng hóa chất, chôn lấp, ủ đống,…Trong đó, việc áp dụng theo phương pháp sinh học (ủ compost – sử dụng vi sinh vật thân thiện làm tác nhân sinh học) không chỉ mang đến hiệu quả cao, thời gian ủ được rút ngắn hơn không những thế nó còn giúp hạn chế ô nhiễm môi trường mà sản phẩm tạo thành sau khi áp dụng và tiến hành xử lý còn có thể sử dụng như nguồn phân bón có chất lượng.
Bùn thải bia có gây hại đến môi trường hay không ?
Theo kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, với đặc tính bùn thải như hiện giờ của nhà máy bia Sài Gòn chứa hàm lượng chất hữu cơ khá cao (33,74–33,87%), hàm lượng nitơ tổng số cao (1,378–3,85%), Kali đạt mức trung bình (0,133–0,411%) và lân tổng số ở mức nghèo (0,039–0,12%); quá trình thực hiện 30 ngày xử lý bùn thải bia bằng chế phẩm vi sinh vật, theo kết quả cho thấy việc ủ đã làm thay đổi hàm lượng các chất trong bùn và loại bỏ vi sinh vật có nguy cơ gây ra mầm bệnh có trong chất thải công nghiệp.
Quá trình ủ đã đạt tiêu chuẩn phân bón hữu cơ theo Nghị định 84/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Khi các nhà khoa học nghiên cứu và sử dụng thí nghiệm trên cây đậu cove trong chậu vại, rễ cây phát triển tốt hơn và trọng lượng quả cao hơn 23,6% so với đối chứng.
Khái niệm cơ bản về bùn thải bia là gì ?
Như các bạn cũng đã biết khi nhắc đến bùn thải thì có rất nhiều người liên tưởng rằng bùn thải bia rất nguy hại, nhưng trên thực tế các loại bùn thải này vừa có lợi và vừa có hại cho hệ sinh thái của trái đất:
Bùn thải công nghiệp khi nhắc đến tên bạn có thể mường tượng rằng các chất thải được tạo ra sau quá trình xử lý nước thải của các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… loại bùn này thông thường tồn tại ở các dạng như bùn lỏng, bùn sệt, bùn khô.
Đối với bùn thải công nghiệp không nguy hại thì áp dụng các biện pháp xử lý tương đối đơn giản, trên thực tế dạng bùn này có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Bùn thải nguy hại đúng theo tên gọi của nó là bùn thải có chưa các thành phần độc hại vượt ngưỡng quy định. Có thể gây nguy hại đến môi trường, hệ sinh thái của chúng ta cũng như mang đến sự nguy hiểm đến sức khỏe con người. Cụ thể bùn thải công nghiệp này được nhận định là nguy hại khi thành phần có chứa các kim loại nặng như Cu, As, Mn, Zn, Ni, Cd, Pb, Fg, Se…
Như vậy bạn cũng đã thấy, rất đa dạng loại bùn thải nhưng không phải loại bùn nào cũng chứa trong mình các chất gây hại. Hãy đọc và phân biệt được các loại chất thải để có thể áp dụng vào chúng vào đời sống thực tiễn nhé.
Xem thêm: Cách xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ
Bùn thải nguy hại gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Bùn thải xuất phát từ nhà máy bia có thể phát sinh từ nhiều bộ phận, công đoạn, nhiều nguồn khác nhau. Mỗi công đoạn trong các quy trình, bộ phận thì tính chất bùn thải cũng sẽ khác nhau gồm:
✅ Bùn thải xuất phát từ nhà máy bia phát sinh từ quá trình chiết rót bia sang chai đựng, dịch bia rơi rớt ra ngoài.
✅ Các bùn thải bia phát sinh từ quá trình súc rửa chai đựng. Các bùn này phát sinh từ công đoạn này mang hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường rất cao, bùn thải bia từ quá trình này thường có pH cao do thường xúc và rửa chai qua nhiều công đoạn như: rửa với nước nóng, rửa với dung dịch kiềm loãng nóng, rửa sạch các loại cặn bẩn và nhãn bên ngoài, tiếp tới là phun kiềm nóng rửa các khu vực trong và bên ngoài chai, sau đó sử dụng nước nóng để rửa lại bình thường.
✅ Không những thế, các bùn thải nguy hại từ nhà máy bia còn phát sinh ra từ quá trình làm nguội các thiết bị giải nhiệt, nguồn bùn phát sinh thường khá sạch, tuy nhiên nhiệt độ phát sinh ra từ bùn thải thường khá cao.
✅ Bùn thải bia phát sinh từ việc làm sạch hệ thống xử lý nước thải. Kết luận rằng, các bùn thải xuất phát từ nhà máy bia là do hoạt động vệ sinh hàng ngày của cán bộ công nhân viên.
Quy trình xử lý bùn thải bia đạt tiêu chuẩn
Bùn thải xuất phát từ nhà máy bia là bùn thải sinh học gồm nhiều chất hữu cơ có giá trị dinh dưỡng rất cao mà phân hữu cơ thông thường các loại bùn khác không có. Tuy nhiên, nếu bùn thải bia này được thải trực tiếp vào đất mà không qua xử lý sẽ xuất hiện tình trạng mất oxy trong đất, gây hại đến các vi sinh vật của hệ sinh thái đồng thời lan truyền mầm bệnh, vi sinh vật có hại ra môi trường của chúng ta.
Chính vì xuất hiện những hiện tượng đó, nên các nhà máy đã có rất nhiều biện pháp xử lý bùn thải như sử dụng hóa chất, chôn lấp, ủ đống,… và đã áp dụng phổ biến trong những thời gian gần đây.
Trong đó, việc áp dụng theo phương pháp sinh học (ủ compost – sử dụng vi sinh vật có lợi làm tác nhân sinh học) . Với cách xử lý bùn thải nguy hại này không chỉ mang đến là đạt hiệu quả cao, thời gian ủ được rút ngắn, hạn chế gây ô nhiễm môi trường mà sản phẩm tạo thành sau khi áp dụng phương pháp còn có thể sử dụng như nguồn phân bón có chất lượng.
Những phương pháp xử lý bùn thải bia phổ biến
Đây là bài nghiên cứu của nhóm tác giả từ Viện Môi trường Nông nghiệp (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội). Theo Viện Công nghệ Môi trường và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam họ đã thực hiện và đánh giá các đặc tính sinh hóa và tiềm năng xử lý bùn thải của nhà máy bia làm phân bón hữu cơ áp dụng cho cây trồng. Nhằm cải thiện các nguồn dinh dưỡng vốn có cho đất cũng như bảo vệ môi trường.
Theo như kết quả thực tiễn cho thấy, với đặc tính bùn thải của nhà máy bia Sài Gòn chứa hàm lượng chất hữu cơ khá cao (33,74–33,87%); hàm lượng nitơ tổng số cao (1,378–3,85%); Kali đạt mức trung bình (0,133–0,411%) và lân tổng số ở mức nghèo (0,039–0,12%); với quy trình 30 ngày xử lý bùn bằng chế phẩm vi sinh vật, trong suốt quá trình ủ có thể đã làm thay đổi hàm lượng khí hóa bùn thải và loại bỏ vi sinh vật gây bệnh.
Quá trình ủ đạt tiêu chuẩn phân bón hữu cơ theo Nghị định 84/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Khi các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trên cây đậu cove trong chậu vại, rễ cây phát triển tốt hơn và trọng lượng quả cao hơn 23,6% so với đối chứng.
Sử dụng bùn thải bia làm phân bón trong nông nghiệp
Thuốc trừ sâu sinh học dựa trên vi khuẩn Bacillus thuringiensis là tác nhân sinh học nổi bật phù hợp cho việc kiểm soát các côn trùng xung quanh. Với công dụng trừ sâu của vi khuẩn được biết đến là ngoài phụ thuộc vào hoạt tính đặc biệt của chủng giống mà còn phụ thuộc vào các thông số vô sinh như thành phần môi trường.
Chủng loại Bacillus thuringiensis được thương mại hóa để kiểm soát các côn trùng hại cho ngành nông nghiệp nói chung, đây được xem là một trong những loại nguyên liệu thay thế và phù hợp với phương pháp này chính là bùn thải bia.
Điều chế thuốc trừ sâu sinh học từ bùn thải
Trong cuộc sống hiện nay, các loại bùn thải bia đang được nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng với việc nghiên cứu này sẽ làm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bùn nguy hại.
Điều này sẽ giúp chúng ta biết tận dụng những cái sẵn có để tạo những cái cần thiết giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều chi phí mà có thể ra kết quả tương tự
Sử dụng bùn thải để tạo thành vật liệu xây dựng
Như vậy với các cách xử lý bùn thải bia như trên có thể giúp bạn giải quyết vô số vấn đề hiện nay, hãy hưởng ứng và lan tỏa đến nhiều người để việc áp dụng bùn thải bia để điều chế những vật dụng có giá trị cho cuộc sống sau này nhé.
Tags: Xử lý bùn thải, cách xử lý bùn thải, hút bùn thải, máy ép bùn, xử lý chất thải, xử lý bùn thải nhà máy nước, bùn thải nhà máy nước, sân phơi bùn thải